Sun, 07 / 2018 5:06 am | thuylinh

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh chị về hai nhân vật:

Quản ngục (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân) và Đan Thiềm (Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)

Bài làm

Chữ người tử tù là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân in trong tập Vang bóng một thời xuất bản trước 1945. Đây là tập truyện thể hiện tư tưởng hoài cổ của ông. Trong tác phẩm, ngoài vẻ đẹp lung linh của nhân vật Huấn Cao người đọc còn bắt gặp một “thanh âm trong trẻo” đó chính là nhân vật quản ngục mà qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm niềm tin yêu của mình đối với con người. Nguyễn Huy Tưởng là nhà soạn kịch nổi tiếng về kịch lịch sử. Vở kịch Vũ Như Tô của ông được sáng tác dựa trên những sự kiện dưới thời của vua Lê Tương Dực. Trong vở kịch có một nhân vật để lại ám ảnh trong lòng người đọc, đó là nhân vật Đan Thiềm.

Quản ngục khi nhận được lệnh của quan trên chuẩn bị tiếp nhận Huấn Cao đã nghĩ ngay tới việc xin chữ của ông. Quản ngục đón tiếp Huấn Cao vào tù với thái độ nhã nhặn, cung kính. Hành động và thái độ nhẫn nhục trước Huấn Cao, hành động vào nhà lao xin chữ và cái cúi đầu của ông trước lời khuyên của Huấn Cao đều bộc lộ những đức tính nhẫn nhịn và phẩm chất đáng quý của nhân vật quản ngục. Quản ngục được xây dựng bằng bút pháp lãnh mạn. Hình ảnh quản ngục mang vẻ đẹp lí tưởng mà qua đó, tác giả gửi gắm niềm tin vào sự bất tử của cái đẹp, cái thiện lương.

Loading...

 

Trinh-bay-suy-nghi-cua-anh-chi-ve-hai-nhan-vat-Quan-nguc-va-Dan-Thiem

Đan Thiềm là người cung nữ già thất sủng, nhưng là người đam mê cái đẹp, ngưỡng mộ cái tài. Chính vì vậy bà rất trân trọng, ngưỡng mộ Vũ Như Tô, tìm cách bảo vệ người kiến trúc sư thiên tài. Hiểu rõ sự tàn bạo của giai cấp thống trị, Đan Thiềm luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi hành động (lời khuyên của Đan Thiềm với Vũ Như Tô). Khi cần thiết bằng mọi giá Đan Thiềm quyết tâm bảo vệ Vũ Như Tô. Quỳ xuống cầu xin được chết thay Vũ Như Tô bởi vì “ông ấy là một người tài. Nước ta hàng ngàn năm mới có một người” khi nhìn thấy Cửu Trùng Đài bị phá, Đan Thiềm vui lòng chấp nhận cái hết.

Cả hai nhân vật đều là những nhân vật phụ trong tác phẩm nhưng đã để lại sự ám ảnh day dứt trong lòng người đọc bởi những phẩm chất trong sáng, cao đẹp. Họ đều có sở thích cao quý, họ ngưỡng mộ cái đẹp, cái tài. Và khi cần thiết thì hành động quyết liệt, liều lĩnh để bảo vệ cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Cả hai nhân vật đều sống trong bi kịch: sự mâu thuẫn giữa nghề nghiệp, địa vị xã hội và con người thật của họ. Tuy nhiên Đan Thiềm là thân phận người cung nữ bị thất sủng không có quyền lực mà rất bị động trong hành động của mình, không thể ra mệnh lệnh, không thể hành động quyết liệt. Cuối tác phẩm, bà chấp nhận cái chết bi thảm, quỳ gối trước cái ác. Đan Thiềm được xây dựng bằng bút pháp hiện thực, tính cách được thể hiện chủ yếu qua lời thoại. Ở nhân vật này, ta không thấy toát lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Quản ngục là người đại diện cho quyền lực. Khi cần ông có thể sử dụng quyền lực để bảo vệ cái tài, cái đẹp. Cái cúi đầu của quản ngục trước Huấn Cao không phải là cái cúi đầu trước cái ác mà là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, có nhiều trang miêu tả diễn biến nội tâm. Kết thúc tác phẩm, nhân vật gieo vào lòng người đọc một niềm tin chiến thắng, lạc quan về sự bất tử của cái đẹp. Qua hai nhân vật này, tác giả đã gửi gắm tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

 >>> XEM THÊM :

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục