Đề bài: Tóm tắt tác phẩm Hồn Trương Ba – da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Bài làm
- Tóm tắt vở kịch
Vở kịch Hồn Trương Ba – da hàng thịt là sự cải biên một truyện cười dân gian và biến nó trở thành bi kịch. Nội dung có thể tóm tắt trong 7 phân cảnh của tác phẩm như sau:
Cảnh một: Nam Tào – Bắc Đẩu đang ngồi điểm tên những người phải chết trong ngày thì được mời đi dự tiệc, họ vội vàng gạch bừa một người có tên là Trương Ba.
Cảnh 2. Trương Ba đang chăm sóc vườn thì có Trưởng Hoạt đến chơi, họ cùng ngồi đánh cờ. Đến lúc thế bí Trương Ba liền phán “Thế cờ này họa có Đế Thích mới gỡ nổi”. Đế Thích ở trên trời nghe gọi tên mình liền xuất hiện… Trước khi về, Đế Thích đưa cho Trương Ba bó hương và dặn khi cần thiết cứ thắp hương là được gặp Đế Thích. Nhưng Đế Thích vừa ra về thì Trương Ba đột ngột chết.
Cnarh 3. Nam Tào – Bắc Đẩu – Đế Thích đang trò chuyện thì thấy vợ Trương Ba lên. Rồi khi biết chồng mình bị chết oan bà đòi trả lại mạng sống cho chồng mình và họ đã sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt.
Cảnh 4. Xác anh hàng thịt đội nắp quan tài đòi về nhà Trương Ba. Mọi người hoảng hốt và cuối cùng đành chấp nhận để anh ta theo vợ Trương Ba (vì qua cách nói năng họ thấy giống Trương Ba quá).
Cảnh 5. Mọi rắc rồi bắt đầu từ đây. Lí trưởng liền ra lệnh Trương Ba phải ở nhà hàng thịt suốt ngày đến nửa đêm mới được về nhà mình.
Cảnh 6. Trong một đêm đã khuya khi Trương Ba đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị về thì bị vợ hàng thịt níu kéo giữ ở lại với mình. Hồn Trương Ba đã bị xác xui khiến lúc đầu đã định nghe theo nhưng rồi đã vượt qua được giây phút đó lưỡng lự trở về nhà mình.
Cảnh 7. Mọi người đều thấy Trương Ba thay đổi: thích ăn ngon, thích uống rượu, cục mịch, tục tằn nên tìm cách xa lánh Trương Ba. Nhận ra điều đó, Trương Ba rất đau khổ, bất lực với chính mình vì hồn đã không kiềm chế được xác, dần dần bị xác thống trị, khống chế. Trương Ba quyết định gọi Đế Thích xuốg giải thoát cho mình. Những phương án của Đế Thích cũng không được Trương Ba chấp nhận (nhập vào xác của cu Tị…), và cuối cùng ông đã chấp nhận cái chết để trở về thân xác thật của mình.
2. Ý nghĩa của truyện
Dựa trên một tích truyện dân gian, nhưng vở kịch Hồn Trương Ba – da hàng thịt đã được sáng tạo và mang nhiều tầng ý nghĩa quan trọng. Truyện cũng phản ánh một tiêu cực trong xã hội và lên tiếng phê phán những giá trị đó. Đó là sự bất cẩn, tắc trách, làm ăn vô trách nhiệm của những người cầm cân nảy mực như Nam Tào – Bắc Đẩu, là sự nhiệt tình, tốt bụng nhưng chưa hiểu vấn đề của Đế Thích. Nam Tào và Bắc Đẩu vì sự tắc trách của mình đã gây ra sai lầm và rồi còn vì sự thiếu hiểu biết mà sửa chữa khiến sai lầm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Và quan trọng hơn, ý nghĩa của truyện còn giáo dục con người phải sống là chính mình, không thể trong một đằng ngoài một nẻo. Con người và thể xác phải là một không thể vì tham sống sợ chết mà có thể trú ngụ trong một thân xác khác. Chính điều đó rồi cuối cùng cũng khiến cho những người thân yêu nhất bên cạnh ta cũng phải xa lánh ta. Cuộc sống như vậy thực sự còn đau khổ hơn cái chết. Con người phải sống trong ngoài thống nhất, phải là chính mình, lắng nghe lí trí của mình và sống trong sạch, thanh cao. Có như vậy đó mới là cuộc sống ý nghĩa.
>>> XEM THÊM :
-
Phân tích khổ thơ thứ 6 đến khổ thơ thứ 9 bài Tiếng hát con tàu
-
Hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Rừng xà nu