Mon, 07 / 2018 3:46 pm | thuylinh

Đề bài: Tóm tắt nội dung “Số đỏ” và nêu giá trị của tác phẩm

Bài làm

  1. Tóm tắt tác phẩm

Số đỏ là tiểu thuyết được Vũ Trọng Phụng viết 1936, được coi là kiệt tác của nhà tiểu thuyết trào phúng bậc thầy.

Nhân vật chính là Xuân tóc đỏ – một kẻ có số đỏ đến lạ lùng. Xuất thân là đứa trẻ mồ côi vô giáo dục bị ông bác đuổi đi (vì nhìn trộm bác gái tắm) nó phải lang thang ra phố phường kiếm sống. Khi mới đến Hà Nội nó làm đủ nghề: trèo me, trèo sấu, bán phá sa, chạy cờ rạp hát, thổi loa thuốc lậu… “Nó lấy đầu đường xó cửa làm nhà, lấy sấu, cá ở hồ Hoàn kiếm làm cơm”. Nền văn minh vỉa hè đã nhào lặn nó thành một tên ma cà bông chính hiệu. Nhưng từ khi làm nghề nhặt ban sân quần rồi lại được bà Phó Đoan, một me Tây dâm đãng giới thiệu vào tiệm may Âu hóa, nó đã chính thức được đặt chân vào xã hội văn minh. Từ đây Xuân tóc đỏ đã dự vào công cuộc “cải cách xã hội” bằng nước bọt rồi nhờ sự tâng bốc của gia đình cố Hồng, của ông Typn, nó trở thành đốc tờ Xuân, thi sĩ Xuân, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội. Đặc biệt là cô Tuyết mặc dù đã có hôn phu nhưng đã mê đắm nó, mong được mang tiếng là hư hỏng với nó. Tên tuổi của Xuân ngày càng lên như diều gặp gió. Ở cuối tác phẩm nó được coi là bậc vĩ nhân, anh hùng cứu quốc và người ta hô vang nó muôn năm, vạn tuế… được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Tóm lại tên tuổi của nó đi vào lịch sử từ đó.

Tom-tat-noi-dung-“So-do”-va-neu-gia-tri-cua-tac-pham

Loading...

Xem thêm: Tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ

  1. Giá trị tác phẩm

Giá trị của tác phẩm nằm ở chỗ nó vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được coi là tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nề nếp.

Về nghệ thuật, với tài năng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng dựng lên hàng loạt những chân dung biếm họa rất sinh động mà Xuân tóc đỏ là một điển hình. Nhà văn đã tạo được ra một lũ con rối người quay cuồng nhốn nháo trong một xã hội chạy theo vật chất, hư danh. Số đỏ cũng thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ thâm thúy, sắc sảo, linh hoạt tạo được tiếng cười xuyên suốt tác phẩm.

  1. Một số câu văn nổi bật trong Số đỏ:

“Đấy ngài xem, cái anh chủ báo gì đấy lại dám công kích nhà sư đi hát cô đầu. Bần tăng đã kiện ra tòa phải thua hộc máu mồm ra đấy” – sư cụ Tăng Phú nói với Xuân.

“Nghe ông Trực ngôn diễn thuyết bà Phó Đoan thấy rất yên tâm bởi vì bà đã lẳng lơ theo đúng nghĩa lí của sách thánh hiền, tức là bà đã hư hỏng một cách rất khoa học”.

“Theo ý kiến của ngài Typn thì quần áo là để tô điểm để làm tăng sắc đẹp chứ không phải để che đậy. Bao giờ y phục đi đến chỗ tận thiện tận mỹ thì có nghĩa là nó không cần che đậy một cái gì nữa”.

“Bà Phó Đoan hôm nay không mặc quần đùi đi chơi thể thao vì cậu Phước mấy bữa này ăn kém. Cậu hay ngồi trầm tư mặc tưởng như một nhà triết học. Chiều qua cậu lại hắt hơi đến hai lần, đêm ngủ cậu lại đái dầm có một bận, sáng nay cậu lại họ những ba tiếng…”.

>>> Xem thêm:

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục