Mon, 04 / 2018 4:06 pm | thuylinh

Đề bài: Soạn Bài Tiếng Hát Con Tàu 12 Của Chế Lan Viên / Văn Mẫu

Bài Làm

Câu 1. Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kỹ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề 4 câu đề từ?

Ý nghĩa biểu tượng của con tàu: Con tàu tượng trưng cho khát vọng đi xa đến những vùng đất mới, hòa vào cuộc sống của đất nước. Con tàu đó còn là con tàu của tâm hồn nhà thơ vươn tới khát khao sáng tạo nghệ thuật.

Ý nghĩa biểu tượng của Tây Bắc: Tây Bắc là hình ảnh ẩn dụ cho nhiều vùng đất khác, cho mọi miền của Tổ quốc. Tây Bắc chỉ là một địa danh mà tác giả nhắc đến, ngoài kia còn rất nhiều vùng đất giống với Tây Bắc, đó là những mất đất đã hóa tâm hồn mỗi con người.

Nhan đề: “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát trong tâm hồn nhà thơ. Đó là tiếng hát của khát vọng cháy bỏng, lớn lao. Là mong muốn được hòa mình vào những chân trời mới, được đem tình yêu và nghệ thuật đi khắp đất nước, được sáng tạo và cống hiến xây dựng những miền kinh tế mới.

Loading...

Bốn câu thơ đề từ có thể nói là những câu thơ hay nhất trong bài thơ. Bốn câu thơ đề từ cho thấy tâm hồn của người thi sỹ, đó là sự hòa nhập vào với mảnh hồn của dân tộc. Là khát vọng đi khắp mọi miền Tổ quốc để cống hiến và xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn.

Câu 2. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Bài thơ được chia làm 3 đoạn là:

Đoạn 1. 2 khổ đầu: Sự trăn trở của nhà thơ và lời mời gọi lên đường.

Đoạn 2. 9 khổ giữa: Tình cảm của tác giả dành cho kháng chiến và khát vọng về với nhân dân.

Đoạn 3. 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường.

Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng hợp lý, theo một trình tự diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình từ trăn trở, suy nghĩ, tình cảm cho tới những hành động thực tiễn.

soan bai tieng hat con tau
Soạn Bài Tiếng Hát Con Tàu 12 Của Chế Lan Viên / Văn Mẫu

Câu 3. Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lai nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó?

Khổ thơ thể hiện niềm hạnh phúc của nhà thơ:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.

Nghệ thuật so sánh: tác giả gặp nhân dân như lá về cội, nai về suối cũ, điều này cho thấy sự thân thiết, thân quen của tác giả với nghĩa tình đất nước, với nhân dân. Hình ảnh so sánh phong phú, dân giã bình dị, gắn liền với cuộc sống của người dân.

Câu 4. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về kỷ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.

Hình ảnh nhân dân trong kỷ niệm của nhà thơ là “người anh du kích”, đã hi sinh trong một trận công đồn, trước lúc ra đi còn nhường lại chiếc áo đang mặc cho người kháng chiến. Đó là tinh thần “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, là “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” nó thể hiện tinh thần đồng chí đồng bào, nhường cơm sẻ áo giữa những người chiến sỹ.

Hình ảnh nhân dân trong kỷ niệm của nhà thơ là “em liên lạc. Đó là những chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt. Đó là những em bé có tinh thần cách mạng từ trong trứng nước, có lòng yêu nước và tinh thần quả cảm.

Hình ảnh nhân dân trong kỷ niệm của nhà thơ là “mế”, đó người mẹ Tây Bắc ân cần chăm sóc cho những chiến sỹ như những người con ruột của bà. Là những quan tâm lo lắng và hy sinh cho những con người không cùng máu mủ, ruột thịt.

Hình ảnh nhân dân trong kỷ niệm của nhà thơ là cô gái Tây Bắc: “Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch”, trong hương thơm của “vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng”. Trong kháng chiến gian khổ, tình cảm lứa đôi cùng tình quân dân cách mạng như hòa vào nhau, làm cho nhà thơ lưu luyến, cảm động và mãi nhớ về.

Khổ thơ thể hiện sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của tác giả:

“Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Đó là một thực tế khi mà trong mỗi con người đều có những tình cảm và hình ảnh của quê hương, dù muốn hay không thì những hình ảnh đó cũng in đậm trong tâm hồn của mỗi con người.

Câu 5. Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lý của thơ Chế Lan Viên?

Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng.

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Câu 6. Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.

Hình ảnh: Hình ảnh phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc. Hình ảnh con người thực việc thực (những người mẹ, người anh người em…), những hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩa sâu xa (hình ảnh con tàu).

Các biện pháp nghệ thuật để sáng tạo hình ảnh đó.

So sánh (khổ 5 và 10)

Ẩn dụ (con tàu, vầng trăng, …)

Miêu tả tượng trưng…

Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên đã làm cho bài thơ trở nên giàu sức tượng hình, sống động, chân thật và gieo vào lòng người đọc những cảm xúc và tình cảm trìu mến.

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục