Sun, 05 / 2018 3:29 pm | thuylinh

Đề bài: Soạn bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Bài làm

Câu 1. Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào trong bốn khổ thơ đầu?

Trong bốn khổ thơ đầu sự ra đi của Bác đã được diễn tả qua cảnh vật, thiên nhiên. Không gian đất trời đều nhuốm một màu tang tóc, bi thương “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Không gian ấy chìm trong đau thương mất mát. Mọi cảnh vật xung quanh Bác đều vắng lặng vì thiếu đi bóng hình quen thuộc của một con người vĩ đại (chuông nhỏ không còn reo, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Trái bưởi ngọt, hoa nhài thơm không người thưởng, không người ngắm. Quanh mặt hồ in mây trắng bay…). Mọi cảnh vật trở nên hoang vắng lạnh lẽo, xơ xác như mất linh hồn.

Soan-bai-tho-Bac-oi-cua-To-Huu2

Loading...

Câu 2. Sáu khổ thơ giữa bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào (về lí tưởng và lẽ sống; niềm vui và tình thương, ân nghĩa; đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình)?

Sáu khổ thơ giữa tác giả tập trung thể hiện hình tượng của Bác Hồ.

Về lí tưởng và lẽ sống: Bác là người có lí tưởng cao đẹp, dành trọn tình yêu và suy nghĩa cho đất nước. Bác sống quên mình vì cuộc sống của nhân dân. Bác hi sinh cả hạnh phúc của mình để chăm lo cho dân tộc, Bác yêu từng sinh linh bé nhỏ nhất. Với Bác hạnh phúc là được thấy nhân dân có tự do, có cơm ăn áo mặc, có học hành.

Về niềm vui và tình thương, ân nghĩa: Bác là chỉ đau nỗi đau dân nước. Bác yêu từng chi tiết nhỏ, từng mảnh ghép đơn sơ trong cuộc sống như ngọn lúa, cành hoa. Bác nhớ miền Nam như người con nhớ nhà, Bác vui mỗi mầm non trái chín, Bác nghe từng bước ra tiền tuyến, lắng nghe mỗi tin mừng… Bác đã dành chọn trái tim, tâm hồn và trí óc của mình cho đất nước và nhân dân. Tất cả mọi mối quan tâm lo lắng của Bác đều dành cho nhân dân.

Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình: Bác là người sống một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son – Mong manh áo vải hồn muôn trượng”. Những gì Bác để lại không hề có vinh hoa phú quý mà là di sản về tinh thần, về tình yêu thương với tất cả.

Câu 3. Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ thơ cuối).

Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác của dân tộc sẽ còn canh cánh đến nghìn thu, và quả thật điều đó là sự thực, Bác ra đi đã lâu nhưng trong các thế hệ của người dân Việt Nam vẫn đời đời ghi nhớ công ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nỗi nhớ Bác đã biến thành động lực và sức mạnh để cả dân tộc cùng nhau tiến lên. Tình yêu đối với Bác đã làm cho tâm hồn và con tim mỗi người dân Việt Nam trở nên trong sáng hơn bao giờ hết, đó là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiến lên tiếp tục con đường mà Bác đã lựa chọn và cố gắng vững bước.

Dân tộc Việt Na, biết ơn sâu lặng với công lao của Hồ Chí Minh. Ý chí quyết tâm và lẽ sống của Người là sức mạnh tinh thần để cả dân tộc đi lên. Tấm gương sáng trong, nhân cách của Người là để cả dân tộc cùng tự soi rọi bản thân mình. Trước vong linh của Bác, cả đất nước “không dám khóc nhiều” mà thay vào đó là lời hứa cùng nhau tiến lên, tiếp nối con đường của Bác. Điều đó đã cho thấy tình cảm sâu nặng cùng nghĩa tình thắm thiết mà toàn thể người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ kính yêu, người cha già vĩ đại của dân tộc.

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục