Sun, 06 / 2018 4:19 pm | thuylinh

Đề bài: Soạn bài Ông đồ của Vũ Đình Liên

Bài làm

Câu 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ thơ 3 và 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc những cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ hiện lên vô cùng nho nhã, trang trọng và thân thuộc. Sự xuất hiện của ông đồ là một sự xuất hiện hết sức quen thuộc, đều đặn, có quy luật. Cứ dịp Tết đến người ta lại thấy ông ngồi trên những con phố đông người qua lại với hoa đào và mực tàu, giấy đỏ. Ông đồ là biểu tượng của ngày Tết, đại diện cho thú chơi nho nhã, thanh cao của người dân khi xưa là được treo một vài con chữ của ông trong nhà. Những năm tháng ấy, người thuê viết đông, người tìm đến ông đồ nhiều, người ta trân trọng cái đẹp, yêu cái đẹp và vì vậy nét chữ của ông đồ được nhiều người ngợi khen.

Khổ thơ thứ 3 và thứ 4 là hình ảnh của ông đồ trong sự trôi qua của năm tháng. Vẫn là những ngày xuân, vẫn hình ảnh ông đồ ngồi đó nhưng người thuê viết thì mỗi năm mỗi vắng. Càng ngày, người cần đến nét chữ của ông càng giảm dần và cuối cùng thì gần như không còn. Đến cả giấy mực, bút nghiên cũng cô lại vì vẳng vẻ, buồn phiền, sự có mặt của ông đồ dần bị mọi người lãng quên, không còn đếm xỉa.

Loading...

Sự khác nhau này gợi cho người đọc thấy tình cảm vô cùng bi thương của ông đồ. Sự phát triển và thay đổi của cuộc sống đã khiến cho những người làm nghề như ông đồ dần bị ra rìa của cuộc sống, trở thành những con người không còn quan trọng, không có giá trị. Người ta lãng quên ông đồ như lãng quên chữ Nôm, chữ Hán, lãng quên những thú vui thanh cao một thời.

Soan-bai-Ong-do-cua-Vu-Dinh-Lien

Câu 2. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào? 

Qua bài thơ, nhà thơ đã bộ lộ niềm thương xót và cảm thông đối với những con người cổ xưa như ông đồ. Họ là những người đại diện cho nét đẹp thanh cao tao nhã, cho thú chơi một thời vang vọng của con người. Nhà thơ cảm thấy khắc khoải, day dứt trước sự vắng bóng của người thuê viết, trước sự vô tình của những người qua đường. Nỗi lòng hoài cảm ấy đã cho thấy tình cảm chân thành của tác giả với những con người và vẻ đẹp xưa, những điều đang lụi dần tàn tạ dần trước những đổi thay của cuộc đời, là niềm nhung nhớ, tiếc thương cho cảnh cũ người xưa.

Câu 3. Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý : cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…).

Bài thơ có rất nhiều điểm độc đáo và hấp dẫn:

Cách miêu tả hình ảnh ông đồ ngồi viết và sự qua lại của những người thuê viết vào hai thời điểm xưa và nay đã cho thấy sự thay đổi, chảy trôi của thời gian. Theo đó cùng với dòng chảy của thời gian thì những thú vui và quan điểm về cái đẹp của con người cũng dần thay đổi khiến ông đồ không còn được trọng dụng như xưa.

Bài thơ sử dụng những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm: hoa đào, mực tàu, giấy đỏ, lá vàng, mưa bụi, người thuê viết… gợi lên những hoài niệm và nét đẹp cổ xưa của cuộc sống.

Thể thơ ngũ ngôn cùng những ngôn ngữ giản dị, thân thuộc, lời lẽ cô đọng, súc tích khiến bài thơ đọc lên nhiều hương vị, giàu sức truyền cảm, gợi nhiều hơn tả, có sức lay động đối với người đọc.

Câu 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

Giấy đỏ buồn không thắm 

Mực đọng trong nghiên sầu… 

Lá vàng rơi trên giấy,

Ngoài giời mưa bụi bay. 

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Những câu thơ trên là những câu thơ tả cảnh nhưng lại ngụ tình. Hình ảnh giấy đỏ, mực đọng, nghiên sầu được tác giả nhân hóa trở thành những vật dụng có cảm xúc, có tâm hồn. Có lẽ chính sự buồn phiền của ông đồ đã làm lây sang cả đồ vật, cảnh vật, bởi vậy nên lá vàng rơi, mưa bụi bay, toàn những cảnh vật gợi lên sự man mác buồn, bi lụy thương đau.

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục