Đề bài: Soạn bài Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
Bài làm
Câu 1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế!
Hai câu thơ đầu chính là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà đối với chị Hằng:
“Đêm thu buồn lắm chị Hằnq ơi !
Trần thế nay em chán nửa rồi,”
Sở dĩ, Tản Đà có tâm trạng chán trần thế bởi đó là căn nguyên nỗi buồn sâu xa của tác giả, một con người mẫn cảm và chán nản trước sự suy vong của đất nước, của dân tộc và thực tại chán chường của một thi sĩ. Phải chứng kiến những cảnh đời lầm than, những nỗi cô đơn, thất vọng, bế tắc của bản thân khiến Tản Đà thấm thía, sâu sắc sự bất hòa đối với xã hội và muốn thoát li khỏi cuộc đời trần thế đáng chán này.
Câu 2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì? (Bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6).
Cái “ngông” của Tản Đà là sự bất cần, dám làm những việc khác với lẽ thường, khác người, không đếm xỉa gì đến những lời khen chê, dị nghị của người đời, không quan tâm tới dư luận trong cuộc sống mà mạnh mẽ thể hiện cá tính của bản thân.
Tản Đà xưa nay nổi tiếng là một nhà thơ ngông trong văn đàn Việt Nam. Cái chất ngông của ông được thể hiện rất nhiều qua các tác phẩm, lời lẽ, giọng văn. Trong bài thơ Hầu trời, cái ngông của Tản Đà được thể hiện rõ nhất qua các câu thơ:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Tản Đà dám mạnh dạn, thẳng thắn hỏi chị Hằng về việc nhấc mình lên trời, ngỏ ý muốn lên thăm thú, dạo chơi chốn thiên cung, tựa đó mà ngó xuống nhân gian cười. Ông xưng hô thân thiết với chị Hằng và mong muốn được làm bạn, giãi bày nỗi niềm tâm sự của mình đối với chị. Cách ướm hỏi của tác giả về cung cấm của chị Hằng và mong muốn được lên chơi giống như cách một chàng trai hàng xóm đang ngó nghiêng và ngập ngừng hỏi dè chừng nhà cô bạn hàng xóm để sang.
Ngay kể cả khi nếu được vào chốn tiên giới thì tác giả cũng không khép nép, uốn mình trong những nề thói hà khắc chốn thiên cung mà mong muốn được bầu bạn cùng gió cùng mây, được sống đúng bản lĩnh, cá tính của mình. Cái ngông của tác giả cũng là mong muốn, khát khao mà tác giả không tìm thấy ở cõi trần, là những nỗi niềm trăn trở mà ông day dứt nơi thực tại.
Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
Cuối bài thơ, tác giả đã vẽ lên viễn cảnh mình và chị Hằng cùng vai kề vai “Tựa nhau trông xuống thế gian, cười”. Đây là một hình ảnh ẩn chứa rất nhiều hàm ý, cái cười ở đây của tác giả là sự coi nhẹ những xô bồ, những gì đau thương, bất công của cuộc sống. Nhà thơ ở trên cung trăng vui vì mình đã thoát ra được cõi trần nhiều bụi bặm, xấu xa và thể hiện sự mỉa mai của mình khi ở trên cao mà nhìn xuống cõi trần nhỏ bé đầy rẫy những điều khiến lòng ông lăn tăn.
Câu 4. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
Bài thơ có rất nhiều yếu tố nghệ thuật nên có sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vô cùng.
Đầu tiên, sự hấp dẫn đó đến từ nguồn cảm xúc dồi dào, phóng túng, bay bổng lại không kém phần sâu lắng, thiết tha của tác giả. Những cung bậc cảm xúc ấy lại được tác giả thể hiện một cách tự nhiên, thoải mái như nói ra những câu chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống với một người bạn thân thiết.
Lời thơ trong bài trong sáng, giản dị lại có phần ngây thơ, đáng yêu giàu sức biểu cảm biểu đạt.
Những chi tiết hư cấu, tưởng tượng phong phú, táo bạo đã khiến cho bài thơ thêm phần thú vị, cuốn hút người đọc.