Đề bài: Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Bài làm
Câu 1. Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích qua mắt Kiều thể hiện như thế nào?
Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích qua mắt Kiều được thể hiện với một vẻ mênh mông, xa xăm và u ám.
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” đã cho thấy sự kìm kẹp, giam hãm nàng Kiều trong một không gian là chốn lầu xanh. Chốn ong bướm này là nơi giam cầm cả tuổi xuân của nàng Kiều, ám chỉ một tương lai đen tối, không có tự do của Kiều.
“Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”, trong cảnh sống tại lầu xanh, Kiều chỉ có thể ngắm nhìn những chân trời phía xa, làm bạn cùng với ánh trăng và bầu trời bên trên. Câu thơ cho thấy sự giam cầm, tù hãm của cuộc đời Kiều, với Kiều những cảnh non xa ở ngoài kia là những điều xa xôi mà Kiều không thể chạm tới.
Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” cho thấy cuộc sống bẽ bàng và công việc tủi nhục của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Hàng loạt các cảnh vật được Kiều nhìn từ điểm nhìn cao và xa (trên lầu Ngưng Bích) và trong tâm trạng buồn thương, tủi hổ “cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”, “cửa bể chiều hôm”, “thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”… Tất cả cảnh vật như đều nhuộm một vẻ buồn man mác, đầy ưu tư, tâm trạng.
Qua cách nhìn cảnh vật thiên nhiên ấy có thể thấy tâm trạng Thúy Kiều vô cùng thê lương, chán nản. Đó là sự tuyệt vọng của một người con gái có cuộc sống đọa đày, nhơ nhuốc. Trong bối cảnh ấy, nàng vô cùng cô đơn, nhớ nhà, nhớ người thương và thương xót cho thân phận của mình.
Câu 2. Tại lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ tới những điều gì?
Tại lầu Ngưng Bích trong tâm trạng buồn thương, Kiều đã tưởng nhớ tới rất nhiều điều:
Nàng nhớ tới Kim Trọng: Kiều thương cho Kim Trọng vẫn nay trông mai chờ đợi tin của Kiều, thương cho Kim Trọng, người mà Kiều ngày nhớ đêm mong, đã từng thề nguyền son sắt nhưng cuối cùng vẫn không đến được với nhau. Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều lại cảm thấy xấu hổ, tủi nhục cho thân phận của mình, nàng xấu hổ về sự nhơ nhuốc không thể gột rửa sau khi đã bị bán vào lầu xanh.
Kiều nhớ tới gia đình, cha mẹ của mình. Thúy Kiều là một người con gái vô cùng có hiếu, lúc còn ở cùng cha mẹ, nàng là người chu đáo, chăm sóc cho cha mẹ (quạt nồng ấp lạnh) bởi vậy giờ đây nàng lo lắng ai sẽ chăm lo cho cha mẹ mình, nàng lo lắng mẹ nàng vì trông mong tin tức của con mà mòn mỏi đợi chờ.
Đây là hai nỗi nhớ day dứt, cháy bỏng, luôn rực cháy trong tâm hồn Kiều. Từ đây, người đọc cũng có thể thấy được Kiều là một người con gái vô cùng thủy chung, cũng vô cùng có hiếu. Dù trong hoàn cảnh tồi tệ, trong sự khổ đau, bạc mệnh của mình thì nàng vẫn thương, vẫn lo cho những người thân yêu xung quanh của mình sống thế nào, có ai chăm sóc không.
Câu 3. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng Thúy Kiều?
Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều bút pháp nghệ thuật để miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đó tiêu biểu nhất phải nói đến nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật, thông qua cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Những cảnh vật buồn thương, u ám, ảm đạm thê lương đã cho thấy tâm trạng đau khổ và sự cô đơn của Thúy Kiều. Cảnh tượng mênh mông, xa xôi còn thể hiện cho cuộc đời vô định, không có phương hướng của Thúy Kiều khi lạc vào chốn lầu xanh.
Điệp từ “buồn trông” cùng hàng loạt từ láy bơ vơ, thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm vừa diễn tả tâm trạng bi thương, nỗi đau xót của nàng Kiều vừa cho thấy những điềm báo về một tương lai sóng gió, bất định trong cuộc đời của nàng Kiều.