Mon, 04 / 2018 3:21 am | thuylinh

Đề bài: Soạn Bài Đất Nước Lớp 12 Của Tác Giả Nguyễn Khoa Điềm / Văn Mẫu

Bài Làm

Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lý giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.

>> XEM THÊM: Cảm Nhận Mới Mẻ Về Đất Nước

>> XEM THÊM: Phân tích 50 câu thơ đầu bài thơ Đất nước

Loading...

>> XEM THÊM: phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân

Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”: Vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện từ bề dày lịch sử đến không gian địa lý.
  • Phần 2: Còn lại: Làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân.

Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời) tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này?

Cảm nhận về đất nước qua bề dày lịch sử: Trong quá khứ: vua Hùng, Lạc Long Quân – Âu Cơ, thánh Gióng đánh giặc… Ở hiện tại: nhân dân biết trồng tre mà đánh giặc. Trong tương lai: dặn dò con cái chuyện mai sau…

 

soan bai dat nuoc
Soạn Bài Đất Nước Lớp 12 Của Tác Giả Nguyễn Khoa Điềm / Văn Mẫu

Trong không gian địa lý: Tác giả liệt kê hàng loạt địa danh từ Bắc tới Nam để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ.

Trong phong tục, tập quán. Đất nước ăn sâu vào máu thịt của từng người dân với những phong tục tập quán có từ ngàn đời. Cùng với đó là hàng loạt điển tích điển cố, những câu chuyện cổ tích đã ăn sâu vào tâm hồn mỗi con người.

Cùng viết về đề tài đất nước có rất nhiều tác giả với những tác phẩm đặc sắc khác nhau như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Quê hương của Tế Hanh… Tuy nhiên, khác với cách cảm nhận về đất nước trong một nội dung, phạm trù riêng biệt thì ở đây, đất nước được Nguyễn Khoa Điềm phân tích và chứng minh trên một bình diện rộng rãi từ bốn ngàn năm lịch sử trải qua biết bao biến động thăng trầm đến những không gian địa lý kéo dài từ Bắc vào Nam và trong cả tiềm thức của mỗi con người, trong văn hóa, nếp sống xã hội, phong tục tập quán của mỗi làng mỗi xóm. Đất nước còn được gìn giữ qua quá trình đấu tranh gian khổ của biết bao lớp người, thế hệ cha ông.

Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bản tuyên ngôn về chủ quyền dân tộc trên tất cả các bình diện.

Câu 3. Phần sau của đoạn trích (từ Những người vợ nhớ chồng đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lý, lịch sử, văn hóa của đát nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích này và nhiều bài thơ thời chống Mỹ?

Đất nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh xâm lược từ nước láng giềng. Nhưng trước mỗi cuộc chiến nhân dân ta đều đồng sức đồng lòng, quyết tâm giữ gìn đất nước dù có phải đổ máu xương. Và sự thật là chúng ta đã làm được điều đó, đã giành toàn vẹn lãnh thổ về tay nhân dân.

Trong anh và em hôm nay, cũng có một phần đất nước. Đất nước đã được gây dựng và gìn giữ. Bổn phận của những người con hôm nay là phải tiếp tục truyền thống ấy, phải đứng lên để bảo vệ đất nước, giành lại đất nước cho mình. Mỗi một con người đều là một phần của đất nước. Đất nước cũng là một phần quan trọng trong mỗi con người: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Vì vậy, người thanh niên thế hệ hôm nay phải có nghĩa vụ đứng lên bảo vệ đất nước nhất là trong bối cảnh đế quốc Mỹ đang xâm lược nước nhà.

>> XEM THÊM: So sánh hai bài đất nước

>> XEM THÊM: Nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích Đất Nước

>> XEM THÊM: Phân Tích 40 Câu Thơ Cuối Bài Thơ Đất Nước

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục