Đề bài: Hướng Dẫn Soạn Bài Chữ Người Tử Tù Lớp 11 Của Nguyễn Tuân
Bài Làm
Câu 1. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
Tình huống truyện trong tác phẩm là việc một nhân vật là người quản ngục thường độc ác, hung dữ nhưng lại có lòng yêu cái đẹp của một tên tử tù tài hoa, khéo léo. Viên quản ngục đã làm mọi cách để có thể xin được chữ của của người tử tù Huấn Cao và cuối cùng, cảm động trước tấm lòng của viên quản, Huấn Cao đã quyết định cho chữ trong một cảnh tượng chưa từng có.
>> XEM THÊM: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
>> XEM THÊM: Nghệ Thuật Sử Dụng Ánh Sáng Và Bóng Tối
Chính tình huống truyện đối lập và độc đáo này đã khiến cho tính cách của nhân vật được nổi bật rõ ràng. Một người là con người tài hoa, nghĩa khí, không khuất phục trước uy quyền phong kiến, là con người làm ra cái đẹp và trân quý cái đẹp còn một người là người có lòng yêu và thưởng thức cái đẹp, biết biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng trong thiên hạ. Cũng qua tình huống truyện ấy mà câu chuyện trở lên kịch tính, cuốn hút người đọc hơn.
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao: Ông là người có tài viết chữ đẹp và vuông lắm, ông đồng thời cũng là người khí phách, hiên ngang dũng cảm, dám đứng lên chống lại chế độ thời cuộc suy tàn. Khi bị bắt ông không hề tỏ ra sợ hãi, nao núng trước uy quyền của viên quản ngục, không hề lung lay, động lòng trước những “xu nịnh” của viên quản để xin chữ. Thế nhưng Huấn Cao cũng là người thiện lương biết trân trọng cái đẹp và yêu quý những con người biết trọng cái đẹp. Ông cho chữ viên quản vì cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản, cả đời ông chỉ cho chữ có 2 người và viên quản là người được cho bởi ông cảm phục tấm lòng chứ không phải uy quyền và đãi ngộ đặc biệt của viên quản.
Qua nhân vật Huấn Cao có thể thấy được cái nhìn và quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp. Với tác giả, cái đẹp phải đi cùng với cái tâm. Cái đẹp nằm trong Chân – Thiện – Mỹ và chúng không thể tách rời nhau. Cái đẹp thì dù trong hoàn cảnh nào cũng cần phải được tôn trọng, nâng niu, gìn giữ.

Câu 3. Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”?
Nhân vật quản ngục là người đại diện cho chế độ phong kiến, chuyên quyền, vị trí của ông thường đại diện cho cái ác, cho những điều tàn độc. Nhưng viên quản thế nhưng lại là người yêu cái đẹp, có thú chơi thanh cao tao nhã là thú chơi chữ. Viên quản là người biết quý trọng con người sáng tạo ra cái đẹp, con người có tài. Ông có cách nhìn nhận và đối xử đặc biệt đối với người sáng tạo ra cái đẹp và có sự tôn thờ, trân quý cái đẹp dù điều đó hoàn toàn đối lập với công việc, vị trí, môi trường sống của ông. Viên quản chính là một tấm lòng trong thiên hạ, một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Câu 4. Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Cảnh tượng cho chữ viên quản ngục là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Khung cảnh xung quanh: đêm khuya tăm tối, tại một nhà ngục ẩm thấp, hôi hám, dơ bẩn. Cảnh cho chữ được diễn ra dưới ngọn đèn tù mù và trong một bối cảnh vô cùng đặc biệt.
Người cho chữ và người nhận chữ: người cho chữ là một tên tử tù đeo xiềng xích, gông cùm và chỉ chờ đợi ngày chết. Người xin chữ lại là một viên quan cai ngục, người đứng đầu cái nhà tù ấy. Người cho chữ trong tư thế hiên ngang, uy nghiêm còn người xin chữ thì khúm núm, rụt rè.
Sự đối lập này có thể coi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Điều đó cho thấy cái đẹp đã chiến thắng, dù trong hoàn cảnh nào thì cái đẹp chân thiện mỹ vẫn là điều tỏa sáng và được trân trọng.
Câu 5. Anh chị có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?
Bút pháp xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng lí tưởng hóa. Họ là hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau về hoàn cảnh, môi trường nhưng tính cách và tâm hồn thì đồng điệu, đều tôn thờ cái đẹp.
Bút pháp miêu tả cảnh: cảnh vật trong tác phẩm từ đầu đến cuối đều có sự tương phản, đối lập với nhau, từ đó làm nổi bật cái thiện, cái ác, cái đẹp và cái chưa đẹp, giữa tính cách và hoàn cảnh con người.
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu tính tượng hình, sử dụng nhiều từ hán việt cổ khiến cho tác phẩm trở nên cổ kính, thiêng liêng như quay về đúng thời kì phong kiến và lột tả được khí chất vang bóng một thời.
>> XEM THÊM: Phân Tích Nhân Vật Viên Quản Ngục
>> XEM THÊM: Ánh Sáng Và Bóng Tối Trong Chữ Người Tử Tù