Wed, 05 / 2018 4:08 pm | thuylinh

Đề bài: Hướng Dẫn Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu Lớp 10 Của Đỗ Phủ

Bài Làm

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Loading...

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”.

Bản dịch của Nguyễn Công Trứ

“Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,

Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà”.

Câu 1. Có thể chia bài thơ thành hai phần:

Phần 1. 4 câu thơ trên. Là 4 câu thơ tả cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt buồn, khung cảnh được miêu tả bằng không gian xa vời, sâu thẳm và hoang vu.

Phần 2. 4 câu thơ cuối. Là 4 câu thơ thiên về cảm xúc, đó là nỗi nhớ quê nhà của tác giả được thể hiện qua cảnh vật.

soan bai cam xuc mua thu
Hướng Dẫn Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu Lớp 10 Của Đỗ Phủ

Câu 2. Không gian trong bài thơ có sự thay đổi từ gần đến xa, từ khoảng không rộng lớn chuyển về không gian bó hẹp xung quanh nhà thơ. Không gian ban đầu được tác giả nhìn từ điểm nhìn gần gũi với rừng phong sau đó trải rộng ra ngàn non, lưng trời, cửa ải xa. Sự thay đổi không gian ấy cho thấy cái nhìn bao quát và toàn diện của nhà thơ khi thâu tóm cái đẹp của cảnh vật. Đồng thời, cái nhìn cũng phần nào lột tả được tâm trạng của tác giả, đó là nỗi nhớ quê nhà, niềm mong mỏi được trở về quê hương khiến nhà thơ ngậm ngùi. Phải rất buồn và cô độc thì ông mới lặng ngắm đến từng chi tiết nhỏ của cảnh vật và nhìn nó bằng cái nhìn ảm đạm và hiu hắt đến vậy.

Câu 3. Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng”.

Ở 4 câu thơ đầu, nhà thơ đặc tả cảnh mùa thu đến trong trời đất, núi rừng, dòng sông. Tất cả đều được nhà thơ nhìn và cảm nhận từ hình ảnh đến không khí, chuyển động của cảnh vật. Qua góc nhìn rộng lớn của tác giả, mùa thu hiện lên vô cùng hùng vĩ, bi tráng.

Ngược lại, 4 câu thơ sau lại tả cảnh mùa thu trong một không gian nhỏ hẹp hơn từ khóm cúc đến con thuyền. 4 câu thơ này cũng bộc lộ cái tình của tác giả, đó là nỗi nhớ về quê nhà và khao khát được trở về. Sự chuyển mạch từ 4 câu thơ đầu sang 4 câu thơ cuối là sự chuyển mạch cảm xúc từ cảnh sang tình, từ hùng vĩ bao la sang bó hẹp. 4 câu thơ đầu là tiền đề, là nền tảng cho sự chuyển biến trong 4 câu thơ sau.  Cảnh vật và tình trong cả bài thơ có sự đan xen, hòa quyện làm nổi bật nhau. Mối quan hệ ấy được cô đọng lại trong nhan đề Thu hứng. Thu hứng nghĩa là cảm xúc, hứng thú của nhà thơ trước mùa thu. Và nhan đề bài thơ đã hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nội dung trong bài. Đó là sự đan xen cảnh thu nhưng hàm chứa nỗi lòng thi nhân và tâm sự thi nhân thì lại thấm đượm vào từng cảnh vật, được thể hiện qua cảnh vật.

“Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”.

Nhà thơ đã mượn hình ảnh khóm cúc và con thuyền để thể hiện tâm trạng và nỗi niềm của mình. Khóm cúc là hình ảnh tượng trưng cho nỗi buồn và tình cảm dạt dào trong lòng tác giả. Con thuyền trên dòng sông như chất chứa khát vọng và nỗi ước mong của nhà thơ được trở về quê hương.

>> XEM THÊM: Phân Tích Bài Thơ Cảm Xúc Mùa Thu

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục