Sun, 08 / 2018 3:47 pm | thuylinh

Đề bài: So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Bài làm

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, người đọc hẳn ai cũng ấn tượng với Mỵ và A Phủ từ hai con người với hai số phận bất hạnh riêng biệt đã trở thành một đôi vợ chồng sống và đi theo cách mạng. Có thể nói nhà văn Tô Hoài đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng cả hai nhân vật trên.

Với Mỵ, tác giả sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp cùng đấu tranh trong nội tâm nhân vật để xây dựng nên một hình ảnh cô Mỵ giàu cảm xúc, đầy lòng tự trọng và có cá tính. Cả Mỵ và A Phủ đều được tác giả xây dựng dựa trên hình mẫu thực ngoài đời thực. Chính vì vậy thông qua họ ta có thể thấy được những đức tính, những nét riêng của những con người sống trong bối cảnh hủ tục của đồng bào miền núi. Cô Mỵ được miêu tả là một người duyên dáng, khéo léo, giỏi giang lại hiếu thảo đầy tình cảm, chính vì vậy khi bị bắt làm con dâu đi ở đợ, cô mới phản ứng dữ dội và lựa chọn cho mình cái chết còn hơn chịu kiếp sống làm con trâu con ngựa cho nhà thống lí Pá Tra. Diễn biến nội tâm trong tâm hồn Mỵ thực sự rất hợp tình hợp lí và theo đúng với mạch tư tưởng cùng tiến trình phát triển của sự việc. Mọi suy nghĩ của Mỵ thay đổi trong quá trình Mỵ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa cho đến lúc sức sống trong Mỵ sống lại lần thứ nhất vào đêm tình mùa xuân và lần thứ hai là trong đêm mùa đông. Miêu tả được những sự thay đổi này, nhà văn đã khiến người đọc vô cùng cảm thông và đồng tình với những hành động, việc làm của Mỵ.

so sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật mị và a phủ

Nhân vật A Phủ cũng giống như Mỵ, được tác giả miêu tả khắc họa cả về tính cách và số phận của họ. Số phận của A Phủ có nhiều điểm tương đồng với số phận của Mỵ đều vô cùng bất hạnh và vất vả. Thế nhưng thay vì tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật giống Mỵ thì tác giả khi tả A Phủ lại tập trung vào tính cách và hành động. A Phủ là người có tính cách thẳng thắn, gan dạ, bộc trực. Không những vậy, anh là người có sức mạnh lại chăm chỉ, cần mẫn, là niềm mơ ước của nhiều cô gái. A Phủ cũng bị thế lực của gia đình nhà thống lí Pá Tra, đại diện của chế độ phong kiến bắt bớ và phải sống kiếp trâu ngựa làm lụng vất vả không công cho nhà họ. A Phủ là người ít nói, anh làm gì cũng dứt khoát rõ ràng, bị hổ ăn mất bò, anh về báo với nhà Pá Tra rồi lại ngay lập tức đi vào rừng tìm bò. Khi được cởi dây trói, anh cũng bằng toàn bộ sức lực của bản thân mà vùng lên chạy. Anh luôn tận dụng những cơ hội, hành động hết mình để được sống, để được tự do và con người anh đúng là con người của tự do, của cuộc sống bên ngoài.

Loading...

Hai nhân vật được miêu tả trên hai góc độ khác nhau, một người tập trung vào diễn biến nội tâm, tâm trạng một người lại được miêu tả tập trung trên hành động thế nhưng họ là hai mảnh ghép hoàn hảo cho tác phẩm. Thông qua hai nhân vật này mà giá trị hiện thực cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rõ nét. Không những tác giả phơi bày bộ mặt giai cấp thống trị và cuộc sống của người dân nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà qua đó còn cho thấy ánh sáng của Đảng của cách mạng đã mở ra một con đường mới cho họ, cho họ một cuộc sống có lí tưởng và những định hướng rõ ràng trong về sau.

>>> XEM THÊM : 

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục