Sun, 08 / 2018 3:41 pm | thuylinh

Đề bài: Nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển:

Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo

Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh (chị) về nội dung những tấm biển đó

Bài làm

Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, đó là một niềm vui, niềm tự hào đồng thời cũng là lợi thế lớn đối với cuộc sống của người dân và nền kinh tế của đất nước. Thế nhưng nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”. Đây quả là một vấn nạn nhức nhối tại những điểm nóng du lịch của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiêu biểu, người ta thường bắt gặp tình trạng này khi lên các tụ điểm du lịch nóng như Sapa, rồi các địa điểm khác của tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái… Với khách du lịch, việc mừng tuổi các em tiền là xuất phát từ chính tấm lòng hảo tâm và lương thiện của mọi người. Khi đến nơi, bắt gặp những em bé dân tộc lem luốc, luộm thuộm lại xinh xắn, đáng yêu rất nhiều người không khỏi động lòng trước cuộc sống còn khó khăn của bà con vùng xa, cùng với đó là niềm thương cảm cho các em bé không được ăn ngon mặc đẹp ở trong những ngôi nhà sang trọng. Chính vì vậy họ thường mừng tuổi các em để các em, dù chỉ là một chút tiền nhỏ nhưng bằng tấm lòng chân thành để các em mua đồ ăn hay những vật dụng cần thiết. Có người lại thay vì tiền thì cho các em bánh kẹo để các em ăn luôn.

Loading...

 

quý khách không cho trẻ em tiền bánh kẹo

Thế nhưng thay vì dùng tiền ấy để tiêu vào những việc có ích hay ăn những bánh kẹo mà du khách cho thì các em lại đem tiền về cho bố mẹ hoặc cất đi để làm của riêng. Có những du khách biết điều đó nên không cho tiền mà cho bánh kẹo thì các em cũng không ăn bánh kẹo mà để tích dần lại sau đó đem bán. Hành động này của các em nhỏ một phần cũng là bởi người lớn xúi giục, cha mẹ sai bảo, một phần là do các em ảnh hưởng từ chính người khác. Lâu dần nó trở thành một tệ nạn, một thói quen vô cùng xấu, có thể nói là sự lừa đảo với lòng tốt của con người. Thậm chí nhiều bạn nhỏ còn phát hiện ra đây là một phương thức kiếm tiền rất tốt nên đã bỏ cả học để làm nghề đi xin. Con đường học vấn sáng sủa, đầy tương lai và là cách thức kiếm tiền tốt nhất thì các em bỏ để lựa chọn một con đường vừa hèn mọn, sai trái lại không lâu bền. Vậy nên tưởng rằng việc làm của du khách là hào phóng, tốt bụng lại thành ra đang hại chính các em.

Cũng một phần do sự giáo dục từ gia đình, do những cơ quan quản lí chưa có biện pháp triệt để để ngăn ngừa phòng tránh tình trạng này nên sự việc còn tiếp diễn. Nó như một bệnh dịch lan truyền và làm ảnh hưởng đến các bạn nhỏ. Chưa có nhận thức, chưa có chính kiến, không thể hiểu hết về sự việc nên các bạn nhỏ dễ dàng sa ngã vào con đường này.

Muốn thay đổi được tình trạng trên, trước hết phải đẩy mạnh giáo dục sâu rộng đến gia đình, người dân khu du lịch, để họ hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và ngăn ngừa tình trạng bỏ học đi xin tiền của các em. Đồng thời chính quyền cũng có những biện pháp răn đe, xử phạt thích hợp đối với các hành vi này. Các du khách cũng không cần phải cho các em tiền hay bánh kẹo, đừng để lòng tốt của mình lại biến thành sai lầm hại chính các em nhỏ.

>>> XEM THÊM : 

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục