Tue, 04 / 2018 4:21 pm | thuylinh

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày – Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Bài Làm

Ca dao tục ngữ Việt Nam, mỗi câu mỗi bài đều là những bài học, những lời răn dạy ý nghĩa về các đức tính hành vi trong đời sống con người. Trong số chủ đề về lòng biết ơn, có một bài ca dao vô cùng thấm thía, sâu sắc:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Loading...

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Cái cày là biểu tượng cho cuộc sống lao động của người dân trong xã hội xưa. Hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” đã trở nên thân thiết quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam từ lâu. Nhắc đến cái cày người ta thường tưởng tượng ngay đến những cảnh cơ cực gò lưng gồng tay kéo cày của người nông dân. Là một nước nông nghiệp với những công cụ còn thô sơ lạc hậu, người nông dân nước ta là những con người luôn một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đầu tắt mặt tối ngoài đồng ruộng. Cứ mỗi vụ mùa màng họ lại làm việc từ sáng sớm tinh mơ cho tới tối mịt mù. Sự vất vả ấy được biểu hiện bằng hình ảnh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Phép so sánh nói quá được sử dụng để lột tả những nỗi đắng cay, cơ cực của người người nông dân. Chính mồ hôi của người nông dân trở thành những giọt nước tưới cho từng cây lúa từ đây mà lớn lên. Vậy mới thấy mọi sự ngọt bùi thì đều xuất phát từ những đắng cay.

cay dong dang buoi ban trua
Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày – Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

“Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. So với hai câu đầu của bài ca dao, hai câu sau này thường được nhắc đến nhiều hơn và cũng trở thành lời răn dạy các thế hệ tiếp theo về lòng biết ơn tới những người đã làm ra hạt gạo, những người đã cho ta miếng cơm manh áo. Con người Việt Nam là những người cần cù, chăm chỉ, luôn chăm lo lao động miệt mài. Dân tộc ta từng là một dân tộc đói nghèo lạc hậu, nhưng nhân dân ta thì luôn là những con người cần mẫn, chịu thương chịu khó. Câu ca dao nhắc nhở con người mỗi khi bưng bát cơm thì phải biết rằng để có được cái dẻo ngọt ấy người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi nước mắt, biết bao nỗi cơ cực, đắng cay. Con người phải biết trân trọng những thành quả mà mình được hưởng, biết quý trọng những công sức lao động của người khác, không vô ơn, không lãng phí, không có những thái độ hành xử không văn minh, ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván.

Bài ca dao dù được ra đời từ trong bối cảnh đất nước còn nghèo khó, nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún nhưng nó vẫn còn nguyên những giá trị nhân văn cho đến ngày nay trong thời điểm mà đất nước đang phát triển, đang tiến hành công nghiệp hóa. Dù là trong thời điểm nào bài ca dao cũng còn nguyên giá trị giáo dục con người về lòng biết ơn, sự tiết kiệm không lãng phí.

Bài ca dao cũng là lợi ngợi ca giá trị của từng bông lúa từng hạt gạo. “Hạt gạo làng ta – Có bão tháng bảy – Có mưa tháng ba – Giọt mồ hôi sa – Những trưa tháng sáu – Nước như ai nấu – Chết cả cá cờ – Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy”. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng mới làm ra. Chính vì vậy từng cây lúa hạt gạo không chỉ có giá trị thực tiễn đảm bảo cho cuộc sống của con người mà còn mang giá trị biểu tượng sâu sắc thấm đượm linh hồn dân tộc.

Dù là đã đi qua cả trăm năm, triệu năm nhưng những giá trị của một bài ca dao vẫn còn nguyên. Đó là những lời dặn dò đúc kết từ quá trình lao động vất vả và tình yêu thương đức tính cao đẹp của con người. Đây cũng là giá trị để bài cao dao còn mãi với thời gian.

>> XEM THÊM: Công cha như núi Thái Sơn

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục