Sat, 03 / 2018 5:30 pm | thuylinh

Đề bài: Phân Tích Nhân Vật Chí Phèo Trong Tác Phẩm Chí Phèo Của Nam Cao

BÀI LÀM

Văn học Việt Nam xưa nay vẫn ca tụng tứ đại tuyệt tác văn xuôi. Một trong số 4 tác phẩm kiệt tác đó, mà mọi người vẫn thường nhắc đến đó là tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

Nhân vật Chí Phèo là một điển hình văn học và cũng là một hình mẫu gắn liền với mộ bộ phận số phận những con người bần cùng trong xã hội xưa. Cuộc đời của Chí Phèo nổi bật lên trong tác phẩm bởi quá trình tha hóa và quá trình thức tỉnh của mình.

Quá trình tha hóa của Chí Phèo là từ một con người lương thiện biến thành kẻ lưu manh rồi từ lưu manh sa thành quỷ dữ. Mặc dù sinh ra là một đứa trẻ đứa con hoang nhưng anh lớn lên nhờ sự cưu mang đùm bọc của dân lành cho nên trong con người anh kết tinh đầy đủ phẩm chất của con người lương thiện.

Năm 20 tuổi, khi làm canh điền cho Bá Kiến, Chí Phèo là một anh nông dân hiền lành, lương thiện và giàu lòng tự trọng (dửng dưng trước sự quyến rũ của bà Ba) được Bá Kiến rất ưu ái. Nhưng cũng vì một cơn ghen của Bá Kiến mà anh bị đẩy vào tù để rồi nhà tù đã nhào lặn anh trở thành một kẻ lưu manh, anh bị biến dạng cả về nhân hình và nhân tính. Anh đánh mất mình và trở thành kẻ mù quáng trong mọi hành động. Bước thụt lùi đầu tiên của Chí khi ra tù là khi "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!"

Loading...

Hành động đầu tiên khi Chí về làng là đến nhà Bá Kiến đẻ trả thù nhưng anh đã thất bại, thậm chí anh bị Bá Kiến điều khiển. Bắt đầu từ đây anh trở thành thứ công cụ vô ý thức trong tay kẻ thù của mình.

Sau lần gặp Bá Kiến, Chí Phèo bắt đầu sa vào con đường tội lỗi, từ đây anh trở thành con quỷ dữ tác oai tác qúai dân làng "anh đập nát cuộc sống yên lành, làm chảy máu nà nước mắt của bao người dân lương thiện" (mua rượu, đốt quán, đòi nợ nhà đội Tảo…).

Và bắt đầu từ đây chỉ cần Bá Kiến ném cho Chí Phèo 5 hào là có thể sai anh đi gây họa cho bất cứ nhà nào. Chí Phèo sẵn sàng đâm người hay đâm mình, cuộc sống của anh chẳng khác một con vật là bao.

Sự tha hóa của Chí Phèo trước hết là do con "mọt già" Bá Kiến đã từng bước đẩy Chí Phèo vào vũng bùn của tội ác. Mặt khác cũng tại người dân làng Vũ Đại xa lánh anh, không đùm bọc cưu mang anh nên Chí Phèo cảm thấy mình như bị bỏ rơi.

Về phía chủ quan, do sự cùng quẫn bất bình, Chí Phèo đã mất phương hướng không tự chủ đuợc và anh thường say rượu, anh đã hành động không tỉnh táo bởi đời anh là một cơn say dài bất tận.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây, tác phẩm đã không thực sự trở thành một điển hình của văn học, một hình mẫu biểu tượng của nhiều số phận đương thời. Nhưng Chí đã thức tỉnh.

phân tích nhân vật chí phèo

Quá trình thức tỉnh bắt đầu từ một lần say rượu, tình cờ Chí gặp thị Nở và được sống những phút giây hạnh phúc trong tình yêu đích thực. Đây cũng là lần đầu tiên anh tỉnh rượu sau khi về làng. Khi tỉnh rượu anh cảm nhận được âm thanh của cuộc sống đời thường, anh bâng khuâng buồn, nhớ lại ước mơ của thời trai trẻ.

Đặc biệt, trước sự chăm sóc ân cần của thị Nở, tâm hồn của Chí như được phục sinh, anh rất xúc động, khao khát hạnh phúc lứa đôi, khao khát lương thiện và mơ ước được trở về cuộc cộng đồng: "Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện".

Nhưng đau đớn thay, đúng vào lúc này anh lại bị cự tuyệt và anh đi đến phản kháng của một kẻ cùng đường. Hành động giết Bá Kiến không chỉ là sự trả thù mà còn là hệ quả của một sự thức tỉnh quyền nhân phẩm, quyền sống của một con người đã lún quá sâu vào vũng lầy của cuộc sống.

Nguyên nhân sự thức tỉnh của Chí trước hết là nhờ sự chăm sóc chân thành giản dị và một tình yêu trong sáng của thị Nở đã khơi dậy bản chất vốn có của Chí Phèo. Mặt khác, trận ốm thập tử nhất sinh đã giúp anh nhận ra tương lai hết sức mờ mịt của mình. Qua chi tiết này, nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm niềm tin yêu của mình với những người lao động nghèo khổ. Cho dù đã bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính nhưng giai cấp thống trị không thể giết chết được bản chất tốt đẹp của họ.

Nhân vật Chí Phèo thực sự là đại diện của một bộ phận những người nông dân nghèo khó bị tha hóa bần cùng trong xã hội. Đây không chỉ là một bằng chứng sống về cuộc sống và sự cách biệt giai cấp đương thời mà còn cho thấy cái nhìn tinh tế và bút pháp vô cùng điêu luyện của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm đã để lại cho thế hệ sau cái nhìn chân thực nhất về một thời đại của xã hội phong kiến xưa tại một vùng đồng bằng Bắc bộ. Cảm ơn nhà văn Nam Cao về những giá trị con người mà ông đã đem đến trong một tuyệt tác của mình.

>> XEM THÊM: 

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục