Đề bài: Phân tích đoạn thơ:
“Con nhớ anh con người anh du kích
…
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Bài làm
Bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên là một lời giục giã, là tiếng gọi lên đường đối với những thế hệ thanh niên, những con người trong thời bình lên đường đến những vùng đất mới để khai hoang lập nghiệp. Trong bài thơ, từ khổ thứ 6 đến khổ thứ 9 là lời chia sẻ và những kí ức của nhà thơ về thời kì cách mạng từ đó động viên những con người hôm nay phải dũng cảm tiến bước.
Cả đoạn thơ tác giả đã tái hiện hàng loạt những hình ảnh, những gương mặt thân quen, những con người đã từng cưu mang chỉa sẻ thậm chí hi sinh vì cách mạng. Hôm nay trở về với kí ức nhà thơ trong sự bồi hồi xúc động. Qua đó một lần nữa tái hiện khẳng định công lao của họ với kháng chiến.
3 khổ thơ đầu cách xưng hô con, con nhớ,… anh con, em con, thằng em, con nhớ mế… cách gọi trìu mến thân thương gợi những mối quan hệ huyết thống gia đình. Một loạt những hình ảnh gợi cảm, cảm động. Với người anh: trước lúc hi sinh vẫn cởi chiếc áo trao lại cho tác giả. Thằng em liên lạc: biểu tượng của lòng trung thành, ý thức trách nhiệm cao trong kháng chiến. Người mẹ lửa hồng soi tóc bạc gợi sự ấm áp của tình mẫu tử, sự ân cần chăm sóc người cách mạng như con đẻ của mình. Tóm lại, điểm qua những gương mặt ở mọi thế hệ từ trẻ đến già, trai đến gái. Tất cả đều là biểu tượng của những tấm lòng son sắt thủy chung, sự cưu mang và hi sinh vì cách mạng. Người đọc cảm động bởi những tấm lòng vàng ấy. Sử dụng những từ chỉ thời gian “suốt một đời”, “mười năm tròn”, “trọn đời” sự hi sinh sự đóng góp của nhân dân với cách mạng là quá lớn công lao của họ như trời bể sự chịu đựng gian khổ hi sinh của họ rất bền bỉ. Bằng việc tái hiện những gương mặt cụ thể ta cảm nhận Tây Bắc không còn là khái niệm trừu tượng chung chung nữa mà nó gần gũi biết bao thương mến. Mặt khác đằng sau sự đóng góp hi sinh ấy tác giả muốn nêu ra một vấn đề những người đã cưu mang họ một thời gian dài trong cách mạng giờ đây khi đất nước hòa bình chẳng lẽ ta lại để họ sống trong tăm tối đói nghèo. Vậy trở về với Tây Bắc là tiếng gọi của trái tim mình.
Trong khổ thơ cuối từ dòng hoài niệm thiêng liêng tác giả đã khái quát thành những quy luật muôn đời của tình yêu quê hương đất nước. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian Tây Bắc (bản sương giăng, đèo mây phủ). Thực ra đây là những miền hoang sơ nhưng ở đó lại có những con người ta không bao giờ quên được. Ở câu thơ thứ hai, bất cứ nơi nao trên những nẻo đường cách mạng ta đều bắt gặp những con người đầy tình nghĩa họ để lại ấn tượng tình cảm tốt đẹp trong ta. Hai câu thơ sau như là một sự chiêm nghiệm: bằng sự từng trải của những người cách mạng và quá trình gắn bó với nhân dân nhà thơ đã rút ra một chân lí phổ biến của cuộc sống: khi ta mới đến một miền đất lạ thì đấy chỉ là đất mà thôi nhưng sau một thời gắn bó nơi ấy dã trở thành một phần máu thịt của ta. Khi phải xa nó ta thấy nó “Đêm đêm nức nở gọi ta về” (Lê Anh Xuân).
Tóm lại, đoạn thơ vừa thể hiện mạch cảm xúc trào dâng khi tác giả hồi tưởng lại công lao của những người dân Tây Bắc với cách mạng đồng thời cũng xác định rất rõ trách nhiệm của chúng ta với Tây Bắc nơi rừng núi hoang sơ ấy giờ đây đã hóa tâm hồn nghĩa là mọi tình cảm của chúng ta đều hướng về Tây Bắc.
>>> XEM THÊM :
-
Hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Rừng xà nu
- cắt dây trói cứu A Phủ Mị cũng đã tự tay cắt dây trói cuộc đời mình