Mon, 07 / 2018 3:33 pm | thuylinh

Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Tiếng hát con tàu

Bài làm

Bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên được coi là một trong những lời mời gọi lên đường hay nhất trong thơ ca Việt Nam. Trong bài thơ, sự giục giã và khao khát công hiến được thể hiện rõ nét ngay từ hai khổ thơ đầu bài.

“Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?

Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội

Loading...

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”

Hai khổ thơ thể hiện sự trăn trở cũng là lời mời gọi lên đường bởi vì lúc này phong trào đi khai hoang mở mang kinh tế rất rầm rộ xong không phải ai cũng sẵn sàng ra đi, không phải ai cũng có thể chiến thắng tư tưởng ích kỉ, vụ lợi và sẵn sàng rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình để đến một vùng đất xa lạ sinh sống.

Câu thơ đầu bài thơ “Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?” mượn hình thức đối thoại song cũng có thể là lời tự vấn, nó diễn tả sự trăn trở và day dứt nhưng mặt khác đây cũng là câu hỏi chung cho mọi người và nếu mọi người biết tự hỏi mình thì sẽ có suy nghĩ hành động đúng và anh sẽ trở thành con người lớn lao hơn.

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Tiếng hát con tàu

Câu thơ thứ hai với hình ảnh “Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội” đây là cách nói mỉa mai một cách sống ích kỉ lúc nào cũng chỉ giữ lợi ích cho riêng mình và rất dễ trở thành những kẻ hẹp hòi ti tiện, đây là lối sống đáng phải lên án. Câu thơ 3, 4 có hình ảnh gió ngàn “rú” gọi vừa gợi ta liên tưởng đến âm thanh tiếng còi tàu, vừa là tiếng gọi thôi thúc giục giã hãy đến với Tây Bắc càng nhanh càng tốt. Hình ảnh biểu tượng “đói những vầng trăng” diễn ra tả sự khao khát một cuộc sống hạnh phúc thanh bình no ấm mà đồng bào Tây Bắc giờ đây cứ ngày đêm mong chờ.

Khổ thơ sau, 2 câu thơ đầu “Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp – Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?” sử dụng nghệ thuật đối phân đôi câu thơ trước hết là để diễn tả sự vật lộn của nội tâm nhân vật. Cũng là cuộc đấu tranh giữa cái lớn lao hay nhỏ bé, cao thượng hay thấp hèn, với sự tiến lên hay lùi bước và chắc chắn trong con người đều có cuộc đấu tranh nội tâm này nó đòi hỏi con người phải biết vượt lên chính mình.

Hai câu thơ sau là lời suy nghẫm chiêm nghiệm của thi sĩ nếu nhà thơ không mở rộng lòng mình, không hòa mình với cuộc sống nhân dân thì tâm hồn anh không thể lộng gió thời đại, thơ anh không thể cất cánh lên được. Thực ra đây là một triết lí nhưng lại được diễn đạt rất tự nhiên rất bình dị nó như là một chân lí vậy.

Trong câu kết có hình ảnh tâm hồn anh đang chờ anh trên kia nghĩa là đến với Tây Bắc là anh đã vươn lên một tầm cao anh đã chiến thắng được sự ích kỉ tầm thường và không hổ thẹn với cuộc đời.

Biện pháp đối và nghệ thuật sử dụng câu hỏi tu từ đã được vận dụng triệt để trong đoạn văn này. Tất cả đều góp phần diễn ta tâm trạng, trạng thái của con người đồng thời cho thấy những cảm xúc dạt dào trong lời kêu gọi mọi người lên đường. Lắng nghe những tiếng gọi giục giã ấy những con người có lí tưởng, đam mê cống hiến thì còn ngại ngần gì mà không đến một vùng đất mới để bắt đầu một cuộc sống mới.

>>> XEM THÊM : 

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục