Wed, 06 / 2018 6:32 pm | thuylinh

Đề bài: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Bài làm

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù thì có thể coi giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện tập trung nhất ở đoạn cuối khi tác giả miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục mà theo Nguyễn Tuân đây là cảnh tượng lạ xưa nay chưa từng có.

Cảnh “cho chữ” khác với “viết chữ” vì khi ta nói “viết chữ” là nhấn mạnh về động tác và hình thức của chữ (nét chữ) còn “cho chữ” không chỉ bao hàm nét chữ mà còn đề cập đến nghĩa của chữ (nội dung). Thông thường người viết chữ muốn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào chữ, nghĩa ấy.

Trong truyện, Huấn Cao có nói với quản ngục “Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Rõ ràng Huấn Cao không chỉ cho chữ viên quản ngục những nét chữ đẹp mà còn di huấn cho quản ngục bài học về đạo lí làm người.

Loading...

Khung cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Bởi không gian cho chữ, thời gian cho chữ và tư thế cho chữ đều vô cùng đặc biệt. Bình thường, nơi cho chữ thường là thư phòng hoặc trên các lầu các của các nho sĩ hoặc ở những nơi đình đám hội hè, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ở đấy cả người viết và người nhận chữ đều thoải mái đường hoàng nhưng đây lại là trong xà lim, chật chội, bẩn thỉu, tăm tối. Về thời gian, thời gian cho chữ là vào đêm hôm khuy khoắt vắng lặng tuyệt đối giữ bí mật (bảo toàn tính mạng cho quản ngục không bị phát hiện). Cảnh ngộ của người cho chữ trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ vài giờ nữa thôi là vĩnh viễn ra đi. Ấy vậy mà giờ đây ông vẫn say sưa dậm tô những nét chữ (say sưa sáng tạo lần cuối cái đẹp cho đời). Có sự đối lập đổi ngôi: kẻ tử tù thì ngạo nghễ ung dung, người đại diện cho quyền lực của triều đình giờ này khúm núm, ung dung.

>>>Xem thêm:

Phan-tich-canh-Huan-Cao-cho-chu-vien-quan-nguc-trong-Chu-nguoi-tu-tu2

Tác giả đã triệt để tận dụng thủ pháp tương phản trong cảnh tượng cho chữ. Giữa bóng tối và ánh sáng, giữa sự bẩn thỉu và sự tinh khiết, giữa mùi hôi thối của xà lim và mùi thơm của thoi mực.

Bút pháp tượng trưng vuông lụa trắng tinh (sự trong sáng của viên quản ngục), thoi mực thơm (sự thăng hoa của học vấn, trí thức của con người đủ để xua đi cái cặn bã của xã hội), ánh đuốc tỏa sáng cũng là lương tri, là cái đẹp đang tỏa sáng sự ngạo nghễ của Huấn Cao, sự quỳ gối khúm núm của viên quản ngục (cái thiện cái đẹp đang ung dung ngạo nghễ, cái xấu cái ác phải quỳ gối đầu hàng) hành động vái Huấn Cao của viên quản ngục cũng là sự cúi đầu bái phục của cái xấu đối với cái đẹp: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – Cao bá Quát.

Cảnh vật lúc này có hình khối đường nét: trên cao nhất là ngọn đuốc tỏa sáng, tiếp đó là người tù ngạo nghễ ung dung, dưới cùng là sự khúm núm run run của quản ngục và thầy thơ lại, như vậy Nguyễn Tuân đã dùng ngôn ngữ giàu chất tạo hình để dựng bức tranh cảnh này. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo nên sắc thái cổ kính trang trọng thiêng liêng khi cái đẹp sinh thành. Đây cũng là giờ phút chót của một bậc anh hùng, một chính nhân quân tử.

Qua bức tranh cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn khẳng định sức sống trường tồn của cái đẹp, cái đẹp có thể ra đời trong lòng cái xấu cái ác, nó đã đủ sức chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi cái ác hoành hành.

Qua lời khuyên của Huấn Cao “ở đây lẫn lộn… rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ” ta thấy Nguyễn Tuân muốn bộc lộ quan niệm con người muốn sở hữu cái đẹp thì tước hết con người phải có tâm hồn trong sáng và đẹp. Cái đẹp không thể ở chung với cái xấu, cái thiện không thể đi cùng cái ác, cái cao thượng không thể ở cạnh cái thấp hèn.

>>>Xem thêm:

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục