Sun, 07 / 2018 6:14 am | thuylinh

Đề bài: “Giữa những bài thơ buồn của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 hiện lên bài Thơ duyên rất hồn nhiên tươi mát yêu đời”. Qua bài thơ hãy trình bày cảm nhận của em về ý kiến trên.

Bài làm

Bài thơ Thơ duyên khác với thơ tình. Xuân Diệu có rất nhiều bài thơ tình say đắm đặc sắc nhưng Thơ duyên lại chỉ có một bài. “Duyên” tức là sự giao hòa cân xứng, sự tương ứng giữa thiên nhiên con người trong vũ trụ (nếu không hài hòa, cân xứng sẽ trở thành vô duyên).

Với Xuân Diệu thì lại quan niệm chính sự hài hòa này tạo cái duyên, vẻ đẹp trong cuộc sống. Qua bài thơ tác giả khám phá phát hiện cả thiên nhiên vũ trụ đều có duyên vì vậy con người sống trong thiên nhiên ấy càng phải có duyên.

Thơ duyên trước hết là duyên của cỏ hoa, đất trời. Không gian bài thơ cảnh chiều thu nhưng đẹp như trong mộng “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”. Đây cũng là nét cảm nhận mới lạ bởi vì thường bài thơ tả chiều thường gợi buồn vắng, tàn tạ, nhớ nhung và chính Xuân Diệu trong bài thơ “Chiều” cũng viết:

Loading...

“Êm đềm chiều ngẩn ngơ chiều

Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn”

Tiếp đó tác giả tái hiện bức tranh chiều và hàng loạt hình ảnh sống động, mọi vật hình như cũng nên duyên, sóng đôi, giao hòa với nhau: con đường làm duyên với ngọn gió, mùa thu giao cảm với tiếng đàn, cây me vui với cặp chim, đám mây hình như muốn vẫy gọi cánh cò… với cách tả này, tác giả đã tạo ra cảm giác: hình như tạo hóa tạo ra mọi vật để buổi chiều hôm nay chúng như kết duyên cùng nhau. Đoạn thơ tả cảnh thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình của Xuân Diệu, ông lột tả đúng thần thái từng đợt sự vật: con đường nhỏ nhỏ, ngọn gió xiêu xiêu, cành hoa lả tả, mây bay gấp gấp, cánh cò phân vân.

Tác giả Phan Huy Dũng nhận xét: “Sao mà nhiều sự vật và lắm động tác thế, tất cả như tìm đôi, như ríu rít cùng nhau. Lạ thật, vẫn con đường ấy mà sao chiều nay trong gió xiêu xiêu lòng ta cũng chống chếnh, và cái cành lả tả kia sao cũng giống như con người trong trạng thái ngây ngất buổi gặp gỡ ban đầu.”

 

Phan-tich-net-hon-nhien-tuoi-mat-yeu-doi-qua-bai-tho-Tho-duyen3

Ngoài ra tài sử dụng động từ, tính từ: bay, gấp gấp, nghe, dang…”. Tập hợp những từ này, ta thấy tất cả như xui khiến, giục giã vạn vật hãy đến với nhau vì chiều sắp tắt và sương đã rơi rụng. Hơn nữa nhà thơ còn tả chi tiết mà không quan sát bằng mắt nhìn con cò mà biết nó phân vân thấy con chim bay mà biết nó đang cô đơn, trống trải trong lòng, thấy sương rơi mà biết hoa đang lạnh.

Trong duyên cảnh có duyên con người. Trong bài thơ có tả về tình cảm đôi trai gái: lúc đầu hai con người ấy thờ ơ, lạnh lùng và dửng dưng với nhau, em thì cứ điềm nhiên bước, không hề bận tâm không thèm vấn vương để ý đến anh và anh dửng dưng cứ lững thững đi chẳng đoái hoài đến em. Họ hoàn toàn xa lạ, không có sự hẹn hò chỉ tình cờ đồng hành trên con đường trong buổi chiều nay.

Nhưng rồi có điều rất kì diệu là trong không gian buổi chiều nay khi mọi vật sóng đôi, họ cũng tự nhiên trở thành cặp vẫn trong bài thơ cuộc sống. Họ tự nhiên bén duyên, nên duyên không hề hẹn hò. Vậy cái duyên con người đã nằm trong quy luật tạo hóa, cái duyên trời đất.

Đoạn thơ cuối “Ai hay tuy lặng bước thu êm”. “Ai hay” sự ngạc nhiên, sự khó lí giải vì không cần băng nhân mối lái cũng không cần bày tỏ nỗi niềm mà chỉ bởi chất xúc tác (cái duyên cảnh vật) thì trong lòng anh thôi đã cưới lòng em. Từ “thôi đã” diễn tả sự việc xảy ra rồi, nhanh chóng không thể cưỡng lại, hình như cả chàng trai, cô gái đều bị chi phối bởi quy luật “tình đôi” của tạo hóa mà họ không thể cưỡng lại nổi. Không cần mối lái, không có lời tỏ tình mà lòng anh lại cưới lòng em từ lúc nào không biết. Tình yêu là cái gì đó trong quy luật cuộc sống. Đây là tình cảm tự nhiên nằm trong quy luật đất trời nên nó rất trong sáng cao đẹp.

Xuân Diệu là nhà thơ luôn tìm tòi, khám phá, lí giải ngọn nguồn tình yêu. Ở bài thơ này cũng vậy, tác giả muốn phát biểu một quan niệm tình yêu là sản phẩm của tạo hóa. Nó chiếm hữu ta một cách tự nhiên, không cưỡng lại nổi và con người yêu nhau thuận với lẽ trời, hợp với quy luật cuộc đời.

Bài qua bài thơ, người đọc cũng bắt gặp một Xuân Diệu tươi tắn, yêu đời và khát khao giao cảm với đời. Mặt khác thấy được nghệ thuật tả cảnh, tài sử dụng ngôn ngữ của Xuân Diệu.

  >>>XEM THÊM :

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục