Đề bài: Nghệ Thuật Sử Dụng Ánh Sáng Và Bóng Tối Trong Chữ Người Tử Tù Và Hai Đứa Trẻ
Bài Làm
Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là hai nhà văn tài năng của văn học Việt Nam và những tác phẩm cùng với thông điệp mà những tác phẩm của ông mang đến đều đậm chất nhân văn. Nội dung khác nhau, đề tài khai thác cũng hoàn toàn khác nhau nhưng mỗi tác giả đều tài tình lồng ghép những nét nghệ thuật đặc sắc vào tác phẩm của mình. Một trong số đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối.
Ánh sáng và bóng tối là nét đặc trưng góp nên sự thành công của tác phẩm. Sử dụng với dụng ý khác nhau nên tần suất và dụng ý của mỗi tác phẩm cũng khác nhau. Trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thì thứ ánh sáng đầu tiên hiện lên trong căn phòng ngục tù là ánh sáng của ngọn đuốc. Nổi bật và dập tan đi bóng tối đặc quánh và không khí ẩm thấp khó chịu ngột ngạt trong ngục là sức nóng và ánh sáng của ngọn đuốc. Và chính người thắp lên giữ ngon đuốc cháy mãi chính là người quản ngục. Hình ảnh ngọn đuốc gắn liền với hình ảnh hết sức thiêng liêng và đầy ý nghĩa nhân văn – hình ảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và đưa ra lời khuyên cho viên quản ngục.
Ánh sáng không chỉ mang tính chất biểu trưng cho những điều tốt đẹp mà còn là ánh sáng dẫn đường khai sáng những mảng tối lẩn khuất trong con người viên quản ngục. Ánh sáng ấy cũng tạo điều kiện để tháo nút cho những mảng sáng tối trong con người của viên quản ngục. Ông là người có tư chất hiền lành, có cốt cách, yêu cái đẹp và trọng người tài Chính vì lí do đó mà viên quản ngục khi biết Huấn Cao là người tài thì vẫn tỏ ý cúi lạy và kính trọng. Ánh sáng đó khiến cho viên quản ngục giác ngộ được những điều tốt đẹp, dù kết thúc câu chuyện là kết thúc mở nhưng dường như người đọc cũng đoán được những điều gì diễn ra tiếp theo.Nghệ thuật ánh sáng và bóng tối của Nguyễn Tuân cũng phần nào góp phần vào sự thành công vào công cuộc lay chuyên và thức tỉnh thiên lương trong sáng của Huấn Cao dành cho viên quản ngục.
Điều làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện không chỉ lối viết tinh tế miêu tả thiên nhiên tới mức chân thực sinh động mà còn là nghệ thuật sự dụng hinh ảnh mang tính biểu tượng cao. Ánh sáng và bóng tối được sử dụng trong nhiều tác phẩm , như ở Chiều tối của Hồ Chí Minh, ánh sáng và bóng tối được sử dụng đối lập với nhau nhằm nhấn mạnh niềm tin và tương lai tươi sáng của cách mạng của lí tưởng. Cũng giống nhiều tác phẩm khác ánh sáng bóng tối được sử dụng một cách độc đáo trong tác phẩm Hai Đứa trẻ và ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm qua đó.
Hình ảnh bóng tối xuất hiện có sự biến chuyển ngày càng rõ rệt và đậm nét đó là hình ảnh chiều tối của phiên chợ tàn của phố huyện, bóng tối ngày càng chế ngự và bao trùm lấy khung cảnh phiên chợ quê nơi mà có tàu chạy qua cũng chính là khoảnh khắc đáng được chờ đợi nhất của người dân nơi đây. Chợ tàn với những nỗi buồn và cái nghèo hiện ra rõ rệt khi chỉ còn rác rưởi và những đứa trẻ ngồi nhặt nhạnh những thứ còn sót lại .
Trong Hai đứa trẻ mặc dù ánh sáng được tác giả đưa vào nhưng dường như thứ ánh sáng nhưng ánh sáng ấy không đủ chế ngự lại bóng tối và dường như bóng tối lại có một sức mạnh ghê gớm ngự trị và choán ngập cả không gian và thời gian. Ánh sáng được góp lại từ những hạt sáng, tia sáng rồi quầng sáng. Ánh sáng cứ thế lấp lánh và đối lập với màn đêm đặc quánh nhưng chung quy lại làm sao ánh sáng kia có thể xóa hẳn đi thứ bóng tối ghê gớm bao trùm thế chứ.
Nổi bật nhất chính là ánh sáng của đoàn tàu, thứ ánh sáng đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh. Cho dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng lại khiến cho tâm hồn của những con người ở đây tưởng tượng ra bao nhiêu thứ đẹp đẽ về một chốn xa xôi nhưng đẹp đẽ nào đó. Mỗi người đều đắm chìm vào những suy nghĩ và tưởng tượng của mình nhưng chính đoàn tàu chính là khởi điểm của tất cả những suy nghĩ đó. Hóa ra thứ ánh sáng từ một nơi phồn hoa đô hộ như Hà Nội lại có thể về tới xóm nghèo.
Thông qua cách sử dụng ánh sáng và bóng tối tác giả nhằm khắc họa hiện thực cuộc sống nghèo khó cũng như những khát khao vượt ra khỏi thế giới nhỏ bé này để đến với những vùng đất mới những mơ mộng và khát khao đến cháy bỏng. Nỗi buồn cứ thế man mác dai dẳng , để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về một thế hệ và thời đại mà con người có những ước muốn đơn giản nhưng cũng đẹp đến như vậy.
Hai đứa trẻ thực sự là một tác phẩm đầy cảm động, thông qua đó ta cũng hiểu hơn về lối viết cũng như cảm hứng sáng tác của nhà văn. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối phần nào tạo nên thành công của thiên truyện và nghệ thuật miêu tả đỉnh cao của Thạch Lam
Cả hai tác phẩm hai tác giả khác nhau sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối mang lại cho người đọc những liên tưởng và ý nghĩa khác nhau. Mỗi tác phẩm mang tới cho người đọc những ý nghĩa riêng biệt tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chính nghệ thuật này góp phần vào sự thành công của hai thiên truyện.
>> XEM THÊM:
Ánh Sáng Và Bóng Tối Trong Hai Đứa Trẻ
Phân Tích Tác Phẩm Rừng Xà Nu Nguyễn Trung Thành
Phân Tích Nhân Vật Tnú Trong Tác Phẩm Rừng Xà Nu