Đề bài: Có người cho rằng “Khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự tay cắt dây trói cuộc đời mình với nhà thống lí Pá Tra”. Qua diễn biến tâm trạng và hành động của Mị ở đoạn cuối phần 1 văn bản Vợ chồng A Phủ. Anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm
Sau khi Mị đi chơi xuân thất bại và sau những ngày phục dịch chồng bị đày đọa, Mị lại trở về với trạng thái vô cảm, sống lại sống cái kiếp lầm lũi trong lạnh lẽo cô đơn. Cũng mở đoạn này, tác giả lại tạo được không gian nghệ thuật hợp lí: nơi A Phủ bị trói đứng cũng là chỗ mà Mị thường dậy để sưởi lửa. Cho nên ở đây có sự gặp gỡ rất ngẫu nhiên giữa hai người cùng cảnh ngộ.
Ở đoạn đầu tác giả đã miêu tả cô Mị mà tâm hồn như hóa đá không còn thấy thương mình, không biết sợ (nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy… cũng thế thôi). Cũng không thương người, không ghen tuông, không uất hận (A Sử đi chơi về, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước). Qua những chi tiết này tác giả đã tố cáo giai cấp thống trị vạn ác ở miền núi, biến một cô gái ngây thơ đa cảm có trái tim nồng nàn yêu thương ngày xưa giờ đây đã trở thành gỗ đá. Thực ra không phải Mị tàn nhẫn mà vì sống trong môi trường này, gia đình nhà Pá Tra có quá nhiều cái ác, nó làm cho Mị chai sạn, khô cứng về tâm hồn. Vì vậy mỗi khi nhìn thấy A Phủ mở mắt Mị chỉ tự nhủ người kia còn sống. Mị dửng dưng với A Phủ và với cả mạng sống của chính mình.
Nhưng nhà văn đã đưa vào đây một chi tiết “chìa khóa” để tác động và tạo nên một sự đột biến trong tình cảm và hành động của Mị. Đêm nay khi Mị thổi lửa “ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Nhà giáo Đỗ Kim Hồi đã bình luận về chi tiết này: “dòng nước mắt lấp lánh kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó lại đưa Mị ra khỏi cõi quên để trở vè cõi nhớ mà trước hết Mị nhớ đến cái lần Mị bị A Sử trói đứng thế kia, (nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau đi được).
Khi nhớ lại nỗi khổ ấy, trước hết Mị cảm thấy thương mình tủi phận mình rồi tình cảm ấy cứ lớn dần lên, rồi Mị thương người, những con người cùng cảnh ngộ, cùng thân phận trâu ngựa như Mị. Cứ triền miên trong suy nghĩ Mị lại cảm thấy sự bất bình “ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… người kia việc gì mà phải chết”. Nếu không cứu A Phủ thì chắc chắn anh phải chấp nhận cái chết oan nghiệt ở nhà Pá Tra… Và tình thương người, lòng căm giận sự bất công tàn bạo đã kết hợp với đức hi sinh đã khiến Mị liều lĩnh cầm dao cắt dây trói giải thoát A Phủ.
Trong tác phẩm nhiều lần nhà văn nhắc đến sợi dây trói (4 lần) ngoài ý nghĩa trực tiếp nó còn biểu tượng cho sự trói buộc của giai cấp thống trị đối với những người dân nghèo ở miền núi. Như vậy khi Mị cắt dây trói cứu A Phủ cũng có nghĩa là Mị đã dũng cảm đứng lên chống lại sự trói buộc. Nhà văn miêu tả hành động của Mị như một sự tự phát ngẫu nhiên nhưng ngẫm kĩ thì cái ngẫu nhiên này lại nằm trong cái tất nhiên. Bởi vì trước đây Mị đã hi sinh hạnh phúc của mình để cứu cha, Mị đã dám đi vào cái chết để tìm sự sống thì giờ đây Mị cũng sẵn sàng hi sinh để cứu một con người cùng cảnh ngộ. Hơn nữa đây cũng là một quy luật của muôn đời, quy luật áp bức và đấu tranh. Hành động Mị chạy theo A Phủ cũng là cả một quá trình, lúc đầu là sự bột phát vì còn trơ lại một mình, Mị cảm thấy sợ trong khi cơ hội sống vẫn còn. Hơn nữa trong Mị chưa bao giờ nguội tắt ngọn lửa tình yêu cuộc sống, và đây là bước chân đi tìm cuộc sống (điều này thể hiện trong câu nói đầu tiên của Mị với A Phủ “A Phủ cho tôi đi”, “ở đây thì chết mất”, chi tiết này cũng thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Qua hành động này, Tố Hữu cũng muốn gửi gắm một thông điệp: Nếu những con người khốn khổ mà cứ lạnh lùng dửng dưng với nhau thì số phận họ sẽ chìm nghỉm trong bể đau thương nhưng nếu họ biết quan tâm nương tựa vào nhau, biết sống vì nhau thì họ sẽ tìm thấy hạnh phúc (cuộc sống của Mị và A Phủ ở bản Phiềng Sa đã chứng tỏ điều này).
>>> XEM THÊM :