Thu, 07 / 2018 3:52 pm | thuylinh

Đề bài: Nhà triết học Hi Lạp, Đê-nông đã nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong ý kiến đó?

Bài làm

Đạo Phật vẫn thường khuyên con người ta lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi. Đây là một bài học sâu sắc của con người trong cuộc sống về việc ăn nói. Nhà triết học Hi Lạp Đê-nông đã nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Trong cuộc sống, mỗi con người nên học hỏi cách để biết lắng nghe, biết dành thời gian cho người khác, nếu ta lắng nghe mọi người mọi vật xung quanh, ta sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, chiêm nghiệm. Lắng nghe sẽ giúp ta thấu hiểu những người xung quanh, giúp ta biết đối nhân xử thế, tôn trọng người khác, không coi mình là trung tâm nổi bật mà biết mình biết ta. Ngược lại, nếu ta lúc nào cũng nói, nói nhiều hết sức thì ta sẽ trở thành một người vô duyên, kém lịch sự. Có nhiều người trong đám đông, tại nơi công cộng cứ thỏa sức nói, nói to, khiến những người xung quanh phải dừng câu chuyện, dừng cả mọi việc để nghe họ nói. Như vậy hết sức bất lịch sự, khiến những người xung quanh không còn riêng tư. Không những thế những người nói nhiều sẽ không có cơ hội để suy nghĩ, lắng nghe người khác, không để ý được đến nhiều điều, bởi căn bản, họ mải nói quá nên người khác có nói được gì đâu.

Nhận định trên là lời phê bình nghiêm khắc đối với những con người bẻm mép, ba hoa chích chòe. Đây thường là những con người giỏi nói mà không giỏi làm, chỉ biết khua môi múa mép. Những người này nói năng cái gì cũng mĩ miều văn vẻ nhưng lại chẳng mấy khi nghĩ lại mình. Họ thật là vô duyên và không tinh tế khi không để người khác có cơ hội được nói và luôn nhảy vào mồm người khác, chõ miệng vào những câu chuyện không liên quan đến mình. Người bẻm mép thì khi sống thường không trung thực, thật thà mà đôi khi còn gian dối, toan tính, vụ lợi. Những người này cũng không có lượi cho ta mà chỉ khiến ta lầm tưởng về bản thân, chỉ tung hô ca tụng ta ở lớp vỏ bên ngoài.

Loading...

 

Chung-ta-co-hai-tai-va-mot-mieng-de-nghe-nhieu-hon-va-noi-it-hon

Sống trong một cộng đồng chung với rất nhiều mối quan hệ xung quanh, mỗi người phải biết điều chỉnh hành vi của mình, sống hòa hợp với mọi người. Hãy biết hạn chế cái tôi cá nhân, suy nghĩ và đề cao cái ta, để mọi người cùng nhau phát triển. Chẳng hạn trong việc đóng góp ý kiến chung, hãy dành cơ hội để người khác được phát biểu. Hãy biết trân trọng, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của họ để hoàn thiện bản thân hơn thay vì bạn lại mải móng ba hoa, phân bua về mình.

Nếu con người ai cũng biết lắng nghe, ai cũng biết khiêm nhường, nhẫn nhịn trong cách nói năng thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Điều đó khiến cho mọi người hiểu về nhau hơn, đưa con người đến gần với nhau và xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Ngược lại, nếu ai cũng giỏi nói mà không giỏi làm, chuyện gì cũng hóng hớt, ngồi lê đôi mách thì chỉ khiến chúng ta trở thành một dân chợ búa, khiến ta ngày càng đi thụt lùi và làm cho người khác đánh giá không tốt về mình.

Câu nói là một lời răn dạy đúng đắn về văn hóa ứng xử của mỗi người. Quả thật là ngày nay, chúng ta vẫn thường nhắc nhở nhau: tại sao con người có hai cái tai mà chỉ có một cái miệng, đó là bởi vì tạo hóa muốn chúng ta biết lắng nghe nhiều hơn là ta hóng hớt.

  >>>XEM THÊM :

Loading...
Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục